Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ là gì?

Trong sách Đại Học là một trong bộ sách Tứ Thư của đức Khổng Tử có câu:

修身, 齐家, 治国, 平天下

/Xiūshēn, qí jiā, zhìguó, píng tiānxià./

Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Vậy bạn đã hiểu gì về câu nói này của Khổng Tử?

>>Xem thêm: Khổng Tử và đạo làm người.

Quyển “Đại học”.

“Đại Học” (大学) tiền thân là một chương trong Lễ Ký. Nó được chuyển thành sách ước trong khoảng thời gian từ thời Chiến Quốc đến thời Tần Hán. Quyển này được xem là một trong những kinh sách chủ yếu của Nho gia.

Về tác giả, do lưu truyền dân gian nên chưa xác định được chính xác tác giả. Nhưng có lưu truyền rằng tác giả là Tăng Tử -–một trong những học trò xuất sắc của Khổng Tử.

Tính logic câu nói của Khổng Tử.

“Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều rất có tính logic. “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều phải dựa vào “tu thân”. Có “tu thân” thì mới làm gương được cho gia đình, dạy bảo người trong nhà mới nghe theo, tức là “tề gia”. Gia đình là đơn vị nhỏ mà “tề” được thì mới mong trị được nước, trị được nước với chính sách đạo đức nhân nghĩa thì mới làm cho dân chúng được thái bình.

Cho nên có thể nói, cá nhân tu thân, có liên quan tới một gia đình, có liên quan tới một quốc gia, có liên quan tới hòa bình thế giới. Các điều này điều có sự liên kết logic với nhau theo thứ tự.

Nguồn gốc của câu nói “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Nguồn gốc của câu nói trên chính là 4 bước trong 8 bước (bát mục) để thực hiện ba cương lĩnh của Nho giáo. Tám bước đó là:

  1. Cách vật: luôn tiếp xúc, nghiên cứu kỹ sự vật, sự việc. Từ đó có thể nhận thức rõ thực chất, các mặt phải trái.
  2. Trí tri: luôn ngẫm nghĩ để thấu hiểu điều mình đã nhận thức được.
  3. Thành ý: luôn chân thật, không dối người và không dối mình.
  4. Chính tâm: luôn suy nghĩ , hành động ngay thẳng, chính trực và làm chủ bản thân mình.
  5. Tu thân: luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân.
  6. Tề gia: làm cho gia đình mình tốt đẹp, tề chỉnh, có nề nếp, gia phong.
  7. Trị quốc: lo toan việc nước, cai trị đất nước cho có kỷ cương, phép nước.
  8. Bình thiên hạ: khiến cho thiên hạ thái bình, lòng người quy thuận.

Văn hóa Trung Quốc cổ đại về câu nó “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Khổng Tử viết trong sách “Đại học”: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính.”

 Đây dần trở thành kim chỉ Nam cho phương châm sống của Văn hóa Trung Quốc cổ đại. Họ luôn cho rằng, trước phải “tu thân” thì mới có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

“Tu thân” là gì?

“Tu thân” lấy chữ “Hiếu” làm khởi đầu. Vì đạo hiếu mà trung thành. Phải yêu quê hương thì mới yêu Tổ quốc. Phải tận hiếu thì mới tận trung.

“Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”. Đây là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến. Tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện. Chỉ có “tu thân” tốt thì mới nói đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”

Ở đời thường con người dễ bị tình cảm chi phối, làm sai lạc ý chí, có những cảm xúc thiên vị cá nhân. Vì thế, “tu thân” chính là tự sửa mình, làm sao cho lý trí đừng bị lấn át bởi tình cảm.

Trong cuốn “Đại học” có viết: “Cố hảo nhi tri kỳ ác, ác nhi tri kỳ mĩ giả, thiên hạ tiên hĩ”. Câu này có nghĩa là yêu thích ai mà vẫn thấy được chỗ xấu của người ấy, khi ghét bỏ ai mà vẫn thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ. Đây thực sự là điều ít ai làm được. Đó vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là tiêu chuẩn để “tu thân” của một người.

“Tề gia” là gì?

“Tề gia” tức là chỉnh đốn tốt gia đình, rộng lớn hơn là gia tộc. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình đều có vai trò quan trọng đối với xã hội, với quốc gia. Do đó, khi gia đình đã yên ổn (tề gia), thì mới có thể “trị quốc, bình thiên hạ”. Trong tiếng Trung, từ Gia () trong “Gia Đình” (家庭), cũng chính là từ Gia () trong “Quốc Gia” (国家). Từ đó càng thấy được mối liên kết giữa “tề gia” với “trị quốc”“bình thiên hạ”.

“Trị quốc, bình thiên hạ” là gì?

“Trị quốc, bình thiên hạ” là trị nước rồi mới làm cho dân chúng thái bình. Trong việc cải cách một quốc gia, đạo đức cá nhân có quan hệ mật thiết với “trị quốc”. Người cầm quyền phải gương mẫu đạo đức. Khi đó:

  • Có đạo đức mới thu phục được lòng dân.
  • Có được lòng dân rồi mới có đất đai.
  • Có đất đai rồi mới có của cải.
  • Có của cải rồi mới dùng được vào công cuộc đem lại ích lợi cho dân.

Nhân chứng lịch sử cho câu “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại đã có nhiều tấm gương về trị quốc:

  • Vua Nghêu, Vua Thuấn dùng nhân ái để cai trị thiên hạ, nhân dân theo đó mà thực hiện nhân ái.
  • Vua Kiệt, Vua Trụ dùng bạo lực để quản lí thiên hạ, dân chúng cũng theo đó mà làm loạn.

Người quân tử, trước nên yêu cầu mình có điều thiện. Sau mới yêu cầu người khác. Phải yêu cầu mình đừng làm điều ác, rồi sau đó mới cấm chỉ người khác. Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không phù hợp với chính đạo, mà lại giáo dục được người làm theo chính đạo, từ trước đến nay chưa có ai làm được.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?