Khi học tiếng Trung, kỹ năng viết là một kỹ năng bắt buộc. Viết chữ Hán có dễ hay không? Hãy cùng Web Tiếng Trung tìm hiểu 9 quy tắc viết chữ Hán hiệu quả.
1. Viết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
Dường như đây là một quy tắc chung đối với các loại ngôn ngữ sử dụng tượng hình nói chung, quy tắc viết chữ hán nói riêng. Các nét chữ được viết từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
Ví dụ chữ “nhất” chỉ có 1 đường nằm ngang: 一 Chữ này có 1 nét được viết từ trái sang phải.
Chữ “nhị” có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét đều được viết từ trái sang phải, nét nằm trên được viết trước, nét nằm dưới viết sau.
Chữ “tam” có 3 nét: 三. Mỗi nét đều được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng xuống nét dưới cùng.
Quy tắc này cũng được áp dụng cho trật tự các thành phần. Chữ 校 được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước, sau đó đến viết phần bên phải (交). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới sau đó đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 và chữ 星.
2. Nét ngang viết trước, nét dọc viết sau
Khi có nét ngang, nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc viết sau. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang 一 được viết trước, theo sau là nét sổ dọc十.
3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác trong chữ thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ弗.
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác trong chữ cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.
4. Nét phẩy – xiên trái viết trước, nét mắc – xiên phải viết sau
Các nét xiên trái (丿) thường được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.
Chú ý quy tắc trên chỉ áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
5. Viết phần ở giữa trước rồi viết các chữ đối xứng về chiều dọc sau
Khi viết chữ Hán, ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước sau đó đến các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜và chữ 承.
6. Viết các phần bao quanh bên ngoài trước rồi viết nội dung bên trong sau
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước sau đó các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.
7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc phía bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài.
Trong hai ví dụ dưới đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.
8. Viết nét bao quanh ở đáy cùng của chữ
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.
9. Viết các nét chấm nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.
Trên đây là 9 quy tắc viết chữ hán hiệu quả. Khi học thuộc các quy tắc viết chứ Hán này thì kỹ năng viết của bạn sẽ nhanh, hiệu quả, đẹp… Chúc các bạn thành công!
Tham khảo:
Miêu Tả Mẹ Bằng Tiếng Trung Đơn Giản
Học Tiếng Trung Qua Thơ Câu Đố Hay Và Dễ Nhớ
Top 5 Địa Điểm Du Lịch Trung Quốc Mùa Đông