7 trò chơi dân gian của trẻ em Trung Quốc.

Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đa phần chúng ta đều biết. Tuy nhiên ở Trung Quốc, trẻ em cũng có những trò chơi dân gian cho riêng mình. Chúng ta cùng xem qua 7 trò chơi dân gian của trẻ em Trung Quốc mà ít ai biết nhé.

>>Xem thêm: Lý Tử Thất – tiên nữ chốn đồng quê.

Đốt pháo – trò chơi dân gia của trẻ em Trung Quốc giúp mang lại may mắn.

Trò chơi đốt pháo xuất hiện tại Trung Quốc cách đây 2000 năm. Đốt pháo gắn liền với truyền thuyết “Xua đuổi Nian thú”. Nian là loài thú hung bạo trong truyền thuyết cổ đại gây hại cho đời sống nhiều người.

Người dân vì muốn chống lại và xua đuổi Nian thú nên đã chế ra thuốc nổ. Họ cho thuốc nổ vào ống tre rồi đem đốt. Khi đốt ở nơi rộng lớn nó sẽ tạo ra tiếng nổ lớn làm cho Nian thú khiếp sợ không dám đến gần.

Tục truyền từ đó, cứ hàng năm lễ tết mọi người đều đốt pháo để cầu mong xua đuổi xui xẻo mang lại sự may mắn. Trẻ em cũng được cho phép chơi những loại pháo nhỏ. Thuốc nổ trong pháo của trẻ em với số lượng ít để không gây hại cho trẻ.

Con lăn Diabolo hay Yoyo ngày nay – trò chơi dân gian thú vị của trẻ em Trung Quốc.

Một trò chơi sau này được biến tấu trở thành trò chơi Yoyo cho trẻ em. Đây là một trò chơi dân gian được làm bằng tre, gỗ, rỗng ruột phía trong. Người chơi sẽ tung hứng con lăn trên một sợi dây dài với tốc độ quay khá nhanh. Người chơi sẽ tung lên không, khi bay lên trên không còn tạo ra được những âm thanh trong gió.

Xem phát hình hay múa rối bóng.

Có thể xem đây là một hình thức chiếu phim cổ đại của Trung Quốc. Màn hình sẽ được làm từ một chiếc phông bằng giấy hay vải trắng. Bóng hình ảnh sẽ chiếu sáng nhờ những ngọn nến. Khi đó các con rối sẽ xuất hiện ở bên trong.

Những đứa trẻ bên ngoài sẽ được xem thoải thích. Trẻ con sẽ được ngắm nghía các động tác diễn xuất, đắm chìm trong từng câu chuyện được kể. Để cho trò này sinh động hơn họ còn cho xen kẽ với tiếng kèn, tiếng trống và âm thanh đầy kịch tính.

Trốn tìm hay bịt mắt bắt dê – trò chơi dân gian của trẻ em Trung Quốc.

Trò chơi trốn tìm truyền thống được chia ra làm hai loại đặc trưng mà khi nêu ra các bạn sẽ thấy rất quen thuộc:

 Một là những đứa trẻ khác sẽ tìm nơi trốn sao cho đứa còn lại phải cố gắng đi tìm chúng.

Hai là một đứa trẻ sẽ bị che mắt lại. Sau đó còn những đứa khác chạy xung quanh để trêu chọc đứa trẻ kia. Trò chơi sẽ kết thúc khi người bị che mắt bắt được một người nào đó.

Thả màng trứng lơ lửng giữa không trung – trò chơi dân gian của trẻ em Trung Quốc khá lạ lẫm.

Có lẽ đây là một trò chơi dân gian rất được ít người biết đến và khá lạ lẫm. Đặc biệt là với trẻ em ngày nay. Bởi trò này không được phổ biến rộng rãi. Do tính đặc trưng của trò này rất khó làm. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải kiên trì và khéo léo.

  • Bước 1: Lấy hết lòng đỏ trứng ra ngoài.
  • Bước 2: Đem luộc hơi chín một chút sẽ để lại vỏ trắng và màng trứng.
  • Bước 3: Tách vỏ khỏi màng. Đây là một công đoạn khó. Tuy nhiên trẻ em thời xưa đã biết cách làm này.
  • Bước 4: Dùng một chiếc que tre hoặc trúc đủ dài. Trẻ con sẽ lũ thả chiếc màng trứng mỏng méo mó lơ lửng trong gió. Chiếc que sẽ là vật điều hướng để di chuyển hướng bay.

Bóng Cầu hay Túc Cầu.

Vào thời kỳ nhà Thanh (1644 – 1911) chính là thời điểm đỉnh cao của bộ môn này. Những đứa trẻ quay quanh bên một trái bóng, chuyền qua chuyền lại trên mặt đất.

Vào mùa hè thì trò chơi sẽ đem lại sức khỏe, rèn luyện sự dẻo dai và sức bền cho trẻ con. Vào mùa đông thì nó lại có khả năng giữ ấm làm nóng cơ thể.

Nhìn chung, đây có thể gọi là bộ môn bóng đá cổ điển. Trên nền tảng này nó đã phát triển thành môn bóng đá hiện đại.

Một cách chơi xa xưa khác của túc cầu.

Một tên gọi và cách chơi xa xưa hơn nữa được gọi là Cuju – túc cầu. Quy tắc đặc biệt của trò này là không được phép cho trái bóng rơi xuống mặt đất. Thay vì quả bóng được chuyền nhau trên sân thì nó sẽ được tung hứng qua lại trên không bằng chân. Những đứa trẻ khi lớn lên vẫn tiếp tục tham gia và giữ gìn trò chơi này.

Diều bay.

Tiền thân của diều được làm bằng gỗ. Theo thời gian để phù hợp với đứa trẻ em nên diều cũng đã được chuyển từ gỗ sang giấy. Diều bay không chỉ là một trò chơi đơn thuần, mà còn góp phần quan trọng trong các lĩnh vực quân sự và dự báo thời tiết. 

Sử sách ghi lại: “Khi xưa những chiếc diều khổng lồ được sử dụng trong chiến quốc nhằm tấn công đột kích bất ngờ vào những bức tường thành kiên cố đồ sộ, hay được sử dụng để đo tốc độ gió trong khí tượng thủy văn”.

Một bài viết sơ lược 7 trò chơi dân gian của trẻ em Trung Quốc. Các trò này dường như xuất hiện ở rất nhiều nơi khắp Trung Quốc. Mặc dù các biến thể hoặc phát triển ở hiện tại đã thay đổi rất nhiều so với bản chất ban đầu. Tuy nhiên những gì còn sót lại trong thời đại ngày nay thì cần được bảo tồn và lưu giữ như những di sản văn hóa dân gian truyền thống.

>>Xem thêm: Tần Thủy Hoàng đại bại khi xâm lược nước Việt.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?