Tần Thủy Hoàng đại bại khi xâm lược nước Việt.

Bạn đã từng biết về sự kiện Tần Thủy Hoàng đại bại khi xâm lược nước Việt chưa? Sự kiện đó do đâu? Diễn ra như thế nào? Các bạn cùng webtiengtrung.com tìm hiểu nhé.

>>Xem thêm: Bí ẩn Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Nguyên nhân chiến tranh Tần – Việt.

Sau khi thâu tóm “lục quốc”, Tần Thủy Hoàng lên ngôi Hoàng đế. Tần Vương nuôi ý định mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam.

Theo sách Hoài Nam tử của Hoài Nam vương Lưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An nói thêm nguyên nhân nam tiến của vua Tần:  

“…nhà Tần lại ham sừng ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo…

Chiến lược bước đầu của nước Tần.

Phía Bắc, ông sai Mông Điềm mang 30 vạn quân đánh đuổi người Hung Nô. Đồng thời lập ra 44 huyện và xây Vạn lý Trường thành.

Phía Nam, sau khi diệt nước Sở năm 223 TCN. Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phận Bách Việt. Sau đó ông lập ra quận Cối Kê và Mân Trung. Tiếp nối chủ trương “bình Bách Việt” của các vua Sở thời Chiến Quốc. Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía Nam.

Quân Tần Nam tiến ra sao?

Tần Thủy Hoàng đánh Bách Việt khoảng năm 218 – 217 TCN do Lâu thuyền tướng quân Đồ Thư làm tổng chỉ huy. Trong đội ngũ có một tướng người Bách Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường sá, đất đai phía Nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần.

Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo:

Đạo thứ nhất đóng ở Đàm Thành toạ lạc tại Tịnh huyện ,thị trấn Tịnh Châu (Jing Zhou) của tỉnh Hồ Nam ngày nay.

Đạo thứ hai đóng ở Cửu Nghi sơn, tọa lạc Vĩnh Châu thị (Yongzhou), cách huyện Ninh Viễn (Ningyuan) khoảng 15 km (chừng 10 miles) về phía nam, nằm gần cực nam tỉnh Hồ Nam.

Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung, nằm ở thị trấn Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay.

Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã, thuộc quận Dự Chương về phía cực nam tỉnh Giang Tây. Quân Tần đến đồn trú tại Nam Dã, sau khi đạo quân trước đã tiến vào Lĩnh Nam và chiếm đóng Phiên Ngung.

Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can (thời Tần) hoặc Tín giang (Xin jiang) ngày nay.

Chiến lược tấn công của 5 đạo quân Tần.

Đạo quân thứ nhất và đạo thứ hai tiến sâu về phía Nam, vào Quảng Tây – địa bàn của người Tây Âu, hay Âu Việt.

Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung thuộc Nam Việt (Quảng Đông), đi theo đường Trường Sa vượt qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Đông.

Đạo quân thứ tư và đạo quân thứ năm tạo thành hai cánh quân đánh Đông Việt (nam Chiết Giang) và Mân Việt (Phúc Kiến). Sau đó hai đạo quân này cùng đạo quân thứ ba hội nhau ở Phiên Ngung. Hội với đạo quân thứ ba, đánh chiếm đất Nam Việt, lập ra quận Nam Hải.

Sự kháng cự của người Việt với quân Tần.

Trong khi ba đạo quân tiến đánh vùng Mân ViệtĐông Việt và Nam Việt khá thuận lợi và hoàn thành mục tiêu thì đạo quân tiến vào Ngũ Lĩnh gặp rất nhiều khó khăn. Liên tiếp trong 3 năm (218 – 215 TCN), quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người Âu Việt. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục phải tác chiến, “không cởi giáp dãn nỏ”.

Nhờ có Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế vào lưu vực Tây Giang là địa bàn của người Tây Âu. Tại đây, quân Tần giết được thủ lĩnh người Tây Âu là Dịch Hu Tống, tuy nhiên người Bách Việt không chịu đầu hàng mà tiếp tục bầu thủ lĩnh khác lên chỉ huy cuộc chiến chống Tần.

Năm 214 TCN, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.

Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, để tránh thế mạnh của quân Tần, người Việt rút vào rừng sâu. 

Thục Phán trở thành một thủ lĩnh Tây Âu đứng lên chống Tần. Quân Tần truy kích nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.

Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp. Sử ký mô tả tình trạng quân Tần:

Khi quân Tần bị nguy khốn, người Việt tổ chức tấn công, giết được tướng Đồ Thư. Quân Tần bị thua nặng, sách Hoài Nam tử mô tả: “thây phơi máu chảy hàng chục vạn người”.Tần cử tướng mới là Nhâm Hiêu để đàn áp Việt dữ dội và cai trị xứ thuộc địa mới này.

Hậu quả chiến tranh Tần – Việt.

Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất. Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam. Lãnh thổ nhà Tần đã mở rộng về phía nam, bao gồm các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng.

Năm 214 TCNTần Thủy Hoàng sai Triệu Đà dời vài chục vạn người đến:

  • Vùng Ngũ Lĩnh (Việt Thành, Đồ Bang, Manh Chữ, Kỵ Điền, Đại Dữu). 
  • Cần (Giang Tây).
  • Việt (thuộc Quảng Đông).
  • Quế (thuộc Quảng Tây).

Từ đây Lưỡng Quảng thuộc về Trung Quốc.

Nhà Tần suy vong.

Khi Trung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụpTriệu Đà ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.

Sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt (Âu Việt) là Thục Phán đã thay thế các thủ lĩnh Lạc Việt.

Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán.

Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là:

  • Sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà.
  • Sự hình thành nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế nước Văn Lang.

Nhà Triệu sau đó sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Nam Việt. Nhà Hán thay thế nhà Tần ở Trung Nguyên và đánh bại Nam Việt năm 111 TCN. 

Từ đó nước Nam Việt trở thành thuộc địa bị cai trị trực tiếp của Trung Quốc. Đồng thời bị các ảnh hưởng Văn hóa – Chính trị – Triết học… của Trung Quốc từ đó đến nay.

>>Xem thêm: Truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?