Trung Quốc từ lâu nổi tiếng với các kỳ quan thiên nhiên thế giới hùng vĩ. Hôm nay webtiengtrung sẽ đưa bạn đến với 7 kỳ quan Trung Quốc được UNESCO công nhận nhé!
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
Đây là công trình nhân tạo dài nhất thế giới. Nó trải rải dài 6.400 km. Được cho xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ V TCN. Dùng để bảo vệ Trung Hoa khỏi sự xâm lược của các quốc gia khác.
Công trình này được hoàn thiện qua nhiều triều đại nhưng chủ yếu được xây dựng trong thời nhà Minh. Phần kiến trúc nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây dựng vào khoảng năm 200 TCN.
Người Trung Quốc nổi tiếng với câu nói rằng: “Nếu chưa đi Vạn Lý Trường Thành thì không phải là một người đàn ông thực thụ”.
Tuyền Châu
Đây là một di sản mới nhất của Trung Quốc được UNESCO công nhận.
Nơi đây từng được Marco Polo ca ngợi là “một trong hai trung tâm giao thương lớn nhất thế giới”. Giờ đây đã trở thành di sản thứ 56 của Trung Quốc.
Ngày 25/7, UNESCO đã bổ sung Tuyền Châu vào danh sách di sản thế giới nhờ vai trò lịch sử “trung tâm giao thương thời Tống-Nguyên của Trung Quốc”.
Tuyền Châu là thành phố ven biển ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Toàn bộ khu vực phía đông nam Trung Quốc là nơi sinh sống của các dân tộc không phải người Hán từ thời cổ đại, sau đó bị đô hộ và sáp nhập vào đế chế Trung Quốc hơn 2.000 năm trước.
Tử Cấm Thành Bắc Kinh
Tử Cấm Thành là nơi cư trú của 24 vị vua thời nhà Minh và nhà Thanh từ năm 560 đến năm 1911. Nơi đây có hơn 800 phòng với mái dát vàng cùng kiến trúc đậm chất phong kiến Trung Hoa.
Thành cũng từng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đến đây bạn sẽ ngạc nhiên về vẻ tráng lệ và tìm hiểu về lịch sử các đời vua từng sống ở đây.
Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên – Trương Gia Giới
Vườn quốc gia Trương Gia Giới, Tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Thuộc khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Minh chứng về bàn tay kiến tạo tài tình của Mẹ thiên nhiên suốt 380 triệu năm. Người đã tạo nên cảnh đẹp sông nước hữu tình. Và những khu rừng nguyên sinh hoang dã cho đến hơn 3.000 “trụ trời” hùng vĩ.
Cổ trấn Lệ Giang
Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².
Lệ Giang được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1997. Đúng như phong hiệu “Venice phương Đông”, Lệ Giang hiện ra với những nếp nhà người Nạp Tây lợp ngói đỏ tồn tại hàng trăm năm trước, gần 350 cây cầu lát đá in hoa văn thanh nhã bắc ngang các bờ kênh trong vắt của hồ Hắc Long.
Cung điện Potala – Tây Tạng
Cung điện Potala là một cung điện nằm ở Lhasa, khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Đây từng là nơi ở của các đời Đạt-lai Lạt-ma cho đến khi Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 lưu vong sang Dharamsala, Ấn Độ sau khi Quân Giải phóng Nhân dân xâm nhập Tây Tạng vào năm 1959.
Được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1994, cung điện Potala – biểu trưng cho Phật giáo Tây Tạng – còn lập kỷ lục Guiness là cung điện có vị trí tọa lạc cao nhất thế giới.
Đây từng là cung điện mùa Đông cho Đức Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7. Có vai trò trung tâm trong chính quyền Tây Tạng truyền thống.
Quy mô cung điện có thể ví nó như “Tử Cấm thành” của Tây Tạng bởi nó huy động tới 7.000 thợ thủ công và 66,154kg vàng để hoàn thiện.
Lâm viên cổ kính của Tô Châu
Là một kiến trúc lâm viên nằm tại nội thành Tô Châu. Được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO từ năm 1997. Nó là đại diện quan trọng của Lâm viên Giang Nam.
“Hoa viên chi thành” Tô Châu nổi bật với 9 lâm viên tiêu biểu cho kiến trúc sân vườn cổ điển Trung Quốc. Có niên đại từ thế kỷ 11 – 19. Các lâm viên được ghi nhận là kiệt tác nghệ thuật sân vườn đã phản ánh tầm quan trọng sâu sắc của vẻ đẹp tự nhiên trong văn hóa Trung Hoa.
Ngày nay, Tô Châu vẫn còn lưu giữ được hơn 50 lâm viên, trong đó có 9 khu vườn gồm:
- Chuyết Chính Viên
- Lưu Viên
- Võng Sư Viên
- Thương Lang Đình
- Sư Tử Lâm
- Nghệ Phố
- Ngẫu Viên
- Hoàn Tú Sơn Trang
- Thoái Tư Viên
>>> Xem thêm: Những địa điểm du lịch ít được biết đến ở Trung Quốc