Ngày Tết là ngày sum họp, đoàn viên của đa phần các quốc gia châu Á. Người Hoa càng xem trọng ngày Tết của họ. Đặc biệt, với văn hóa ẩm thực phải luôn có 10 món ăn đặc trưng của người Hoa ngày Tết.
>> Xem thêm: 8 món ăn vặt ngày Tết của người Hoa.
1. Lạp vịt.
Lạp vịt là một món ăn truyền thống của người Hoa. Món này có thể dùng đem biếu cho người thân vào ngày Tết. Nó được làm từ phần thịt nguyên của con vịt đã được rút xương ra. Sau đó tẩm ướp nhiều gia vị và được đem phơi khô. Khi phơi xong mang hấp chung với cơm sẽ tạo ra một mùi thơm và hương vị đặc trưng.
Ở miền Nam, nó được xem gần giống như lạp xưởng nhưng nó được làm từ đùi vịt. Ngoài ra, trong tiếng Lào thì từ “Lạp” còn mang nghĩa là may mắn. Vì vậy, đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa không thể thiếu với họ.
2. Xá xíu.
Xá xíu hay có nhiều nơi gọi là thịt nướng. Xá xíu có màu đỏ được làm bằng thịt nạc và có vị hơi ngọt. Đây là món thịt có thể dùng kèm với nhiều món ăn chính như cơm, bánh mì, xôi, hủ tiếu, mì,…
Đối với người Hoa nói chung và người Quảng Đông nói riêng thì đây là món ăn có ý nghĩa quan trọng. Đây là biểu tượng của sự giàu có, sung túc và phước lành. Do đó đây là món ăn nhà nhà người người đều muốn ăn trong dịp Tết.
3. Trứng vịt Bắc Thảo.
Trứng vịt Bắc Thảo có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trứng Bắc Thảo còn mang nhiều tên gọi khác như: trứng Bách Thảo, Bách Nhật trứng, Thiên niên Bách Nhật trứng.
Trứng vịt Bắc Thảo được làm từ trứng vịt, có thể sử dụng trứng cút hoặc trứng gà. Để làm món trứng vịt Bắc Thảo người ta ủ trứng trong hỗn hợp từ phèn chua, bồ kết, đinh hương, quế bột, chấu,… trong thời gian 2 – 3 tháng hoặc có thể lâu hơn.
Trứng có thể ăn chung với các món như súp, cháo, cơm,… Trứng Bắc Thảo ăn với nước mắm củ kiệu là một trong những món ăn rất được ưa chuộng khi tụ họp ngày Tết. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc hô hấp tốt, giảu nhiệt, giúp cầm máu cũng như giải rượu tốt.
4. Thịt khâu nhục.
Nếu am hiểu về ngôn ngữ Trung Quốc thì thông qua cái tên là chúng ta hoàn toàn có thể đoán được cách làm của món ăn này. Chữ “Khâu” có nghĩa là hấp cho mềm rục, “Nhục” có nghĩa là thịt. Người ta thường hấp đến nửa ngày để cho miếng thịt có thể chín mềm. Khi đó sẽ làm cho miếng thịt khi ăn như tan ra trong miệng.
Theo ẩm thực Sài Gòn, thì đây là một món ăn gần giống như thịt kho tàu với trứng ngon đúng điệu nhưng sẽ được hấp cách thủy cùng với nhiều loại gia vị khác nhau.
Món này có nguồn gốc xuất xứ từ người Hoa và thường dùng để tiếp đón người dân phương xa. Vì thế, cũng không ngoại lệ khi món ăn đặc biệt này mang ý nghĩa là đoàn tụ đoàn viên, sum họp.
5. Kim tiền kê.
Là một món đồ nướng có nguồn gốc từ người Quảng Đông. Kim tiền kê là một cái tên rất hoa mỹ. Tuy nhiên cách làm món ăn này lại rất đơn giản. Kim tiền kê gồm thịt gà, lạp xưởng, mỡ heo và một vài gia vị cơ bản khác xâu lại thành xiên đem nướng. Món này khi được làm xong sẽ có hình dạng xâu tiền.
Theo văn hóa của người Hoa, kim tiền có nghĩa là tiền vàng còn kê là gà hoặc có một nghĩa khác là cơ hội. Với người Hoa đây là món ăn ngày Tết sẽ đem lại sự may mắn, phát tài và no đủ như ý nghĩa của nó.
6. Hủ tiếu.
Hủ tiếu là một món ăn phổ biến ở các tỉnh thành phía Nam Việt Nam từ xưa đến nay. Đây là một món ăn có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa và được làm từ bột gạo.
Hủ tiếu được dùng chung với nước lèo. Nếu được nêm nếm nhiều gia vị và các loại thực phẩm ăn kèm thì sẽ tạo nên được sự khác biệt của từng miền, tỉnh, quốc gia. Các gia đình có thể chế biến vào những dịp lễ Tết khi tiếp khách vì đây là món ăn dễ làm và dễ ăn.
7. Chè trôi nước.
Trong tiếng Trung, chè trôi nước đồng âm với từ “đoàn viên”. Chè trôi nước gồm nhiều viên bánh trôi dạng nhỏ tròn tụ tập lại trong bát mang ý nghĩa gia đình sum vầy, đầm ấm.
Chính vì vậy mà chè trôi nước không chỉ được làm nhiều ở các dịp lễ hội lồng đèn ở Trung Quốc, mà còn được dùng rất nhiều trong những dịp Tết đến Xuân về.
8. Cá – “Niên niên hữu dư”.
Cá là một món ăn dường như không thể thiếu để bày ra đêm giao thừa cũng như là món gà. Bởi vì, theo quan niệm của người Hoa thì cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, phùng vinh, dư giả suốt năm.
Vì tiếng Trung của từ “cá” khi phát âm có nghĩa là từ “ngư” gần với cách phát âm của từ “yú” nghĩa là dư giả.
Nhưng điều đặc biệt nhất ở đây là vào dịp Tết, khi ăn họ sẽ không ăn hết mà chỉ ăn phần thân cá còn phần đuôi và đầu cá sẽ để lại qua đêm theo quan điểm của họ là “Niên niên hữu dư”.
9. Sủi cảo.
Sủi cảo bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông. Sủi cảo có âm đọc là “thủy giáo”, là một trong các loại bánh dạng hấp khá quen thuộc ở Đông Nam Á. Là món ăn được dùng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên Đán cũng như là món ăn có thể dùng được ở mọi lúc hoặc quanh năm. Đây còn là món ăn truyền thống và là một phần của nền văn hóa Trung Hoa.
Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo. Đây là một món ăn có phần vỏ bột bọc bên ngoài còn bên trong là nhân thịt. Tượng trưng cho sự đoàn viên, may mắn và tài lộc. Trong cách làm của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ.
Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng. Nguyên tắc khi ăn để có thể đem lại sự may mắn đó đúng cách như ăn thì phải ăn số chẵn, không được ăn số lẻ hoặc nên dùng sủi cảo đêm giao thừa.
10. Cơm gà Hải Nam.
Đây là một món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng lại rất được ưa chuộng tại các nước như Malaysia và Singapore. Món cơm có ngon hay không phụ thuộc khá nhiều vào nước luộc gà.
Đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa. Khi tiếp đón khách đến chơi nhà thì đây là món ăn tương đối đơn giản mà dễ làm, khá ngon, lạ miệng và tạo cảm giác thích thú hơn.
>> Xem thêm: 5 phong tục ngày Tết của người Hoa bạn nên biết.