Lần trước chúng ta đã tìm hiểu qua lai lịch của vị thượng cổ đại thần Nữ Oa. Chúng ta cũng đã biết bà là ai. Hôm nay sẽ là một truyền thuyết khác về bà – Truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời.
>>Xem thêm:Truyền thuyết Nữ Oa tạo người.
Sử sách ghi chép về Truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời.
Theo Sử ký do Tư Mã Thiên soạn, câu chuyện về Nữ Oa luyện đá vá trời như sau:
“Ở trên thiên cung, Thủy thần Cộng Công làm phản đem quân đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh. Cuối cùng đã dẹp được loạn tặc.
Cộng Công đã bị Chúc Dung đánh bại, Cộng Công đâm đầu vào vách núi Bất Chu Sơn ở phía tây. Núi này vốn là một cây trụ chống trời, đã bị Cộng Công húc gãy. Trụ trời bị gãy sụp, nước của thiên hà rơi xuống trần gian.
Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng. Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ. Bà bèn quyết tâm luyện đá vá lại bầu trời.
Nữ Oa vì muốn vá trời đã luyện ra 36.501 viên đá ngũ sắc. Sau đó đã sử dụng 36.500 viên đá ngũ sắc vá trời, trừ lại một viên chưa dùng.
Viên đá cuối cùng chính là Tôn Ngộ Không.
Dù Nữ Oa không trực tiếp xuất hiện trong Tây du ký. Nhưng bà là vị nữ thần thượng cổ đã sáng tạo ra con người. Sau đó biến mất trở về với hỗn độn thuở sơ khai. Tuy nhiên sự ra đời của Tôn Ngộ Không cũng có liên quan đến Nữ Oa.
Nữ Oa đã luyện ra được 36.501 viên đá ngũ sắc để vá lại bầu trời nhưng chỉ sử dung 36.500 viên và còn dư lại 1 viên.
Nhưng ít ai biết rằng viên đá này còn ẩn giấu huyền cơ. Theo tích Nữ Oa luyện đá vá trời, viên đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn không phải viên đá thiêng bình thường mà nó là mảnh còn sót lại của đá ngũ sắc được cho là chứa một phần tinh phách của Nữ Oa.
Có thể nói Nữ Oa được xem như là “mẹ” của Tôn Ngộ Không. Từ đầu Thiên đình cũng biết được gốc gác này. Vì thế sau này khi Tôn Ngộ Không đại náo tam giới nhưng Ngọc Hoàng và Như Lai cũng không thẳng tay diệt trừ mà chỉ giam dưới núi Ngũ Hành.
Bởi trong Tôn Ngộ Không có hình bóng của Nữ Oa. Dù vị nữ thần này đã tiêu biến nhưng truyền thuyết tiếng tăm của bà vẫn luôn tồn tại và được tôn thờ trịnh trọng
Thờ cúng ghi nhớ công ơn Nữ Oa luyện đá vá trời.
Từ thời Đường Túc Tông, triều đình đã cho làm tế miếu Nữ Oa với tư cách là nữ thần của hôn nhân. Vì Nữ Oa có công lao sáng lập hôn nhân, vì thế tấn tôn làm Quốc Quân (國君).
Theo ghi chép của Sơn Hải kinh, Nữ Oa sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần.
Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà. Vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn.
Theo truyền thuyết khác Nữ Oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa. Do đó huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành.
Theo lăng mộ được cho là của Nữ Oa, nay tại huyện Tây Hòa, tỉnh Hà Nam thì từ thời nhà Tần, nhà Hán, hằng năm các quân vương đều đến cúng tế, được xem là một lễ lớn, tức Tự điển (祀典). Từ đó có tên Phong lăng độ (風陵渡).
>>Xem thêm: 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không