Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng về mọi mặt. Trong đó, văn hóa của Trung Quốc cũng rất nổi tiếng khắp thế giới. Trung Quốc có rất nhiều truyền thống văn hóa khác nhau. Nhưng hôm nay, NewSky sẽ giới thiệu đến với các bạn về Tổng quan về văn hóa kinh kịch ở Trung Quốc.
1. Khái quát về kinh kịch
Kinh kịch ( Tiếng Trung: 京剧, phiên âm: Jīngjù ) hay còn được gọi là kinh hí ( Tiếng Trung:京戏, phiên âm: Jīngxì) là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của triều đại nhà Thanh. Là kết quả của sự trộn lẫn giữa huy kịch với hán kịch.
2. Lịch sử hình thành
Ban đầu nghệ thuật diễn tuồng sân khấu của Trung Hoa cổ được gọi là ca kịch hay hí kịch. Là một thể loại diễn tuồng bao gồm ca múa, thậm chí còn có các màn nhào lộn, xiếc, võ thuật,…
Từ thời nhà Đường trở về trước nghệ thuật diễn tuồng sân khấu được gọi là hí kịch.
Các thể loại kịch thường lấy các sự tích câu chuyện những vị anh hùng trong dân gian và lịch sử làm đề tài chủ đạo.
Bắt đầu từ thời nhà Đường, được phát triển thành Tham quân hí hoặc được gọi là Lộng tham quân.
Đến thời nhà Tống, Tham quân hí biến thành Tạp kịch.
Cuối thời nhà Nguyên, Nam hí chuyển hóa thành thể loại Truyền kỳ.
Đến thời nhà Thanh thì Côn khúc được gọi là Nhã bộ.
Vào giai đoạn Côn Khúc suy tàn, các loại hí kịch địa phương mới có dịp nở rộ và được gọi theo tên địa phương như Xuyên kịch của vùng Tứ Xuyên, Tương kịch của vùng Tương Dương, cho đến Cống kịch, Huy kịch. Mà sau này tất cả được gọi là chung là Kinh Kịch. Kinh kịch đôi khi được diễn giải là loại hát kịch ở Bắc Kinh.
3. Nghệ thuật hóa trang trong kinh kịch
Nghệ thuật hóa trang thì vô cùng đặc sắc và tỉ mỉ. Điển hình như vai “Sinh” và “Đán” phải vẽ lông mày, nâng lông mày và vẽ tròng mắt. Còn vai “Tịnh” và “Sửu” phải vẽ mặt nạ. Nói cách khác là Kiểm Phổ.
Kiểm Phổ là nghệ thuật đặc sắc nhất trong Kinh kịch. Là hình thức hóa trang để nhập vai nhân vật định sẵn. Cách vẽ và hình vẽ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhân vật thể hiện.
4. Vai trò của kinh kịch
Ngày nay, giới trẻ ở Trung Quốc không còn thích thú với loại nghệ thuật sân khấu tuồng cổ này nữa.
Trong Kinh kịch thường hay có các màn nhào lộn, xiếc, và diễn trò và không có vị trí gì trong võ thuật Trung Hoa. Nhưng võ thuật Trung Hoa đã thâm nhập vào loại hình nghệ thuật này và góp sức làm giàu thêm cho khung cảnh Văn hóa Trung Hoa. Cũng có thể nói rằng Kinh kịch đã góp phần làm phong phú diện mạo của điện ảnh Trung Quốc hiện đại.
>> Xem thêm: Hội họa truyền thống của Trung Quốc