Lễ hội Vu Lan là một trong số các lễ hội nổi bật ở Trung Quốc nói riêng và các nước như Việt Nam, Lào… nói chung. Là một lễ hội được nhiều người biết đến và quan tâm. Nhưng cũng sẽ có nhiều người chưa biết đến lễ này. Chính vì thế, hôm nay, NewSky sẽ giúp các bạn tìm hiểu về lễ Vu Lan như thế nào nhé!
1. Lễ Vu Lan là gì?
Lễ Vu lan ( tiếng Trung: 盂兰节, phiên âm: yú lán jié) còn được gọi là lễ báo hiếu. Là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và là phong tục Trung Hoa.
Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán và cũng trùng với ngày Rằm tháng 7 âm lịch. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân. Nên có lễ cúng cô hồn cho các vong linh không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng. Và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vào “tháng cô hồn” (tháng 7 âm lịch),người Trung Quốc theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ. Cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện.
2. Sự tích hình thành
Ngày xưa, khi Bồ Tát Mục Kiền Liên tu thành chánh quả. Để tưởng nhớ mẫu thân, Ngài đã dùng tuệ nhãn kiếm tìm khắp nơi trong trời đất. Sau đó, liền thấy mẹ mình đang ở trong loài ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Thương mẹ, Ngài đã vận thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Rất tiếc, bà Thanh Đề còn quá sân si và bởi ác nghiệp còn quá nặng nên khi bốc cơm đưa vào miệng thì cơm biến thành lửa. Tôn giả Mục Kiền Liên không có cách nào cứu được mẹ nên Ngài liền quay về hỏi Đức Phật.
Sau đó ông đã than khóc và cầu xin sự giúp đỡ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật nói rằng ông phải cúng dường phẩm vật lên mười phương chúng tăng trong ngày rằm tháng 7. Nhờ vào lời chỉ bảo này của Đức Phật mà ông đã cứu được mẹ mình. Ông đã cứu mẹ từ chỗ địa ngục về với chốn tây phương cực lạc. Từ đó trở đi cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, đại lễ Vu lan lại được tổ chức nhiều nơi trên thế giới. Ngày rằm tháng 7 hằng năm còn được gọi là tháng cô hồn 鬼节 guǐ jié.
3. Những hoạt động diễn ra trong ngày lễ Vu Lan
-
烧包 ( shāo bāo): Đốt tiền vàng
Đốt tiền vàng mã gửi cho người quá cố là một phong tục quen thuộc đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Mỗi dịp lễ Vu lan đến người ta đốt vàng mã rất nhiều. Với niềm tin rằng người thân và cả những linh hồn oan khuất ở bên kia thế giới sẽ nhận được. Điều đó sẽ giúp họ có cuộc sống đầy đủ hơn, đỡ vất vả. Từ đó không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người sống mà ngược lại còn phù hộ cho ăn nên làm ra.
-
放焰 ( fàng yàn ): Cúng cô hồn
Có thể nói cúng cô hồn là hoạt động không thể thiếu trong ngày rằm tháng bảy. Cúng cô hồn nhằm mục đích để quỷ đói không đến làm phiền cuốc sống của người sống. Cúng cô hồn thường sẽ bao gồm gạo, muối, cháo,…
-
抢孤 ( qiǎng gū ): Vồ cháo thí
Vồ cháo thí có nghĩa là sẽ có một mâm cỗ to gồm nhiều hoa quả, bánh kẹo được đặt ở giữa sân. Sau khi cúng và khấn xong thì trẻ con, thanh thiếu niên sẽ nhảy vào tranh giành để lấy những gì có trong mâm cỗ đó. Ý nghĩa của hoạt động này đó là để cho quỷ đói nhìn thấy một đám người hung dữ hơn mình đang tranh nhau đồ ăn chúng sẽ sợ hãi và trốn thoát.
-
放生 ( fàng shēng ): Phóng sinh
Vào ngày Vu lan, người ta sẽ phóng sinh, thường là các con vật như chim, cá, ốc. Ý nghĩa của hành động này là muốn tạo phúc cho tổ tiên, cho bố mẹ, người thân đã khuất, để họ có thể thanh thản và sớm được siêu thoát.
-
放花灯 ( fàng huā dēng ): Thả hoa đăng
Thả hoa đăng trên sông vào ngày rằm tháng bảy giống như là việc tạo lên những ngọn đèn dẫn lối cho những linh hồn lạc lối đi đúng hướng. Và tìm được đường về âm phủ trước khi cánh cửa âm phủ đóng lại.
>> Xem thêm: Những điều thú vị về lễ giáng sinh tại Trung Quốc