Thư pháp tiếng Trung

Thư pháp tiếng Trung là phép viết chữ của người Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật. Thư pháp tiếng Trung có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Khoảng giữa TK II và IV, nghệ thuật viết chữ được mệnh danh là thư pháp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật tao nhã cao siêu của bậc tao nhân mặc khách – một người điêu luyện về thư pháp thường được đánh giá là người trí thức có học vấn cao.

Thư pháp mang ý nghĩ gì?

Người Châu Á rất chuộng thư pháp. Theo phong thủy, thư pháp tượng trưng cho thành quả cuối cùng của khí lực được thể hiện qua hành động, loại khí này hài hòa với khí của môi trường để mang đến vận may. Vì vậy, tranh thư pháp được xem là thể hiện của những điều tốt đẹp, mang lại may mắn cho gia chủ. Nó nhắc nhở mọi người về cách sống, sự hoàn thiện nhân cách. Đồng thời tranh thư pháp cũng thể hiện tâm và tài năng của người viết.

Những chữ Thư pháp tiếng Trung thường được viết.

Chữ Phúc (福)

Chữ Phúc nghĩa là hạnh phúc, sự may mắn. Ngày xuân treo chữ Phúc, thể hiện ước vọng, mong đợi của con người vào một cuộc sống hạnh phúc. Ở Trung Quốc, người ta thường treo chữ Phúc trước cửa với ngụ ý “Mở cửa đón phúc”.

Chữ Lộc(禄)

Chữ Lộc 禄 có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Người xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là nguyện vọng chính của mình, đồng thời quan lộc cũng là một loại đại diện cho sự vinh dự.

Chữ Thọ (寿)

Chữ Thọ trong tiếng Hán có nghĩa là sống lâu, trường thọ.

Người Hoa hay chúc nha câu “Phúc như Đông Hải, Thọ tựa Nam Sơn. / 福如东海,寿比南山.”.

Vì vậy, khi tặng người khác tranh thư pháp chữ Thọ, thường ngụ ý mong muốn người đó khỏe mạnh, trường thọ.

Chữ An (安)

Chữ An trong tiếng Hán là một chữ được nhiều người chọn trong tục xin chữ đầu năm mới với mong muốn có một năm an bình, hạnh phúc.

Chữ Nhẫn (忍)

Chữ Nhẫn trong chữ Hán gồm bộ Đao (刀) ở trên bộ Tâm (心). Lưỡi đao ở ngay trên tâm, ngụ ý nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì sẽ khó tránh khỏi đau đớn. Khi tặng chữ Nhẫn, ngụ ý muốn khuyên nhủ người ta nên biết nhẫn nhịn, giữ “tâm” luôn sáng suốt, tránh vọng động, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng.

Chữ Đức (德)

Trong cuộc sống, Tâm và Đức làm nên vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp ấy tạo nên sự khác biệt căn bản giữa con người và động vật. Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người. Đồng nghĩa với những điều tốt đẹp. Tranh chữ Đức mang đến cho mỗi người một quan niệm sống tốt, tự răn dạy bản thân mình sống sao cho ý nghĩa, có ích với xã hội.

Chữ Tâm (心)

Chữ Tâm có rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên về cơ bản, nó mang ngụ ý con người có thể và cần phải điều chỉnh đào luyện cái tâm của mình, nỗ lực thanh lọc tâm được thanh tịnh, giải thoát tâm khỏi tham ái, dục vọng, ích kỷ, hận thù. Con người ai cũng có thiện tâm thì thế giới sẽ trụ yên mãi mãi, con người có ác tâm thì thế giới sẽ hủy diệt.

Các nhà Thư pháp tiếng Trung nổi tiếng.

  • Vương Hi Chi
  • Nhan Chi Suy
  • Triệu Mạnh Phủ
  • Ngu Thế Nam
  • Trí Vĩnh
  • Nhan Chân Khanh
  • Âu Dương Tuân
  • Điền Anh Chương
  • Điền Ẩn Chương
  • Mao Trạch Đông
  • Tưởng Giới Thạch
  • Tô Thức
  • Âu Dương Thông
  • Liễu Công Quyền
  • Tống Huy Tông
  • Chử Toại Lương

>>Xem thêm: Đặc điểm nền giáo dục Trung Quốc.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?