Đặc điểm văn hóa ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc.

Chúng ta hẳn biết rằng, Việt Nam và Trung Quốc hai đất nước láng giềng ở khu vực châu Á. Chắc hẳn có những điểm tương đồng về văn hóa và ẩm thực. Cũng như mỗi đất nước lại có những tinh hoa riêng biệt. Hãy cùng webtiengtrung tìm hiểu Đặc điểm văn hóa ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc xem chúng có điểm gì giống và khác nhau nhé!

Ẩm thực Việt Nam và Trung Hoa

Giống nhau

Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điểm giống nhau về ẩm thực của hai quốc gia.

Dụng cụ và thành phần chính của bữa ăn

 Là quốc gia nông nghiệp, vì vậy hai nguyên liệu chính ẩm thực Việt Nam và Trung Quốc là “Thực chủ” (cơm, mì hoặc bánh bao) và “Hãm” ( rau, thịt, cá, hoặc chất bổ sung). Dùng đũa hoặc muỗng là phương tiện chính trong bữa ăn. Bên cạnh đó, dụng cụ không kém phần quan trọng là bát ăn cơm, đây là vật dụng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình.

Dụng cụ ăn uống của Trung Quốc

Khâu chế biến

 Có rất nhiều cách chế biến rất đa dạng như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng,…Mỗi người sẽ tùy theo khẩu vị của mình và gia đình để lựa chọn cách chế biến phù hợp. Món ăn hấp dẫn cần kết hợp yếu tố như khâu lựa chọn thực phẩm;cách chế biến; độ điều chỉnh của lửa và cả yếu tố thời gian. Bên cạnh đó khẩu vị chua, cay, mặn, ngọt cũng khá cơ bản giống nhau giữa 2 quốc gia.

Chế biến món ăn.

Khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau thì mỗi đất nước vẫn sở hữu cho mình một nét tinh hoa độc đáo trong món ăn. Cùng webtiengtrung tiếp tục tìm hiểu về nét đặc trưng của hai quốc gia nào nào!

Quan điểm về ẩm thực                                                  

Từ suy nghĩ “có thực mới vực được đạo”. Ở Việt Nam, yêu cầu về món ăn không những chỉ ngon, đẹp mắt mà còn phải đem lại sự thịnh vượng và may mắn.

 Người Trung Hoa thì lại có câu “dân dĩ thực vi tiên”. Họ rất coi trọng sự toàn vẹn, đầy đủ, vậy nên các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ. Ví dụ như cá hay gà chế biến phải để nguyên con, hoặc gà có thể chặt thành miếng nhưng khi xếp lên dĩa vẫn phải đầy đủ.

Cách chế biến món ăn

Ẩm thực Việt Nam hanh đạm, vừa phải trong hương vị lẫn lượng dinh dưỡng từ các nguyên liệu.

Người Hoa thì ưa dùng dầu mỡ trong các món ăn, không chỉ trong món chiên xào mà cả hầm, nướng cũng có lượng chất béo rất cao và họ ít khi tổng hợp hương vị trong món ăn.

Món ăn Việt Nam

Bữa cơm của mỗi gia đình

Một bữa ăn của người Việt có ba phần: món chủ lực (cơm), gia vị (nước chấm) và món ăn kèm.

Trong khi đó, một bữa ăn chính của người Hoa chỉ gồm hai phần mà thôi, đó là chủ thực (cơm, bánh bao, màn thầu, mì,…) và cải thực (những món bổ sung).

Món chủ lực bữa cơm người Trung

Sở thích

Về rau: Người Việt thích ăn rau sống, rau thơm. Còn người Trung Quốc với các món rau sống đều phải được chế biến kĩ càng trước khi đưa lên bàn ăn.

Phở ăn kèm với rau sống

Về cá: Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Người Việt thì lại có rất nhiều cách làm mắm như: mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm v.v…

Các loại nước mắm

Về canh: người Việt thường chan nước canh vào ăn chung với cơm; còn người Trung Quốc thì không có thói quen cho canh vào cơm. Món canh Việt Nam rất đơn giản, chỉ là nấu sôi nước rồi thả rau vào; người Trung Quốc thì canh được nấu vô cùng phức tạp và tốn rất nhiều thời gian.

Món canh được nấu cầu kì của người Trung

 

>> Xem thêm: Đậu hũ thối món ăn đặc sắc Trung Hoa.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?