“Xin hãy ban cho tôi một mảnh lụa trắng dài ba thước treo lên một cây sào cao trăm thước. Nếu tôi bị oan, thì một giọt máu nóng cũng không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia; Nếu tôi bị oan, thì trời sẽ giáng tuyết dày ba thước đắp lên thi thể tôi; Và nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết đi, vùng Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”. lời thể của Đậu Nguyệt Nga trước khi hành hình.
“Oan Đậu Nga” là vở ca kịch nổi tiếng của nhà văn Quan Hán Khanh đời nhà Nguyên, tác phẩm được sáng tác dựa trên câu chuyện oan khuất “Đông Hải Hiếu Phụ” trong “Liệt Nữ truyện”. Truyện kể Đậu Nga bị bọn vô lại hãm hại, lại bị thái thú Đào Ngột phán tội chém đầu một cách oan uổng.
Đây là một câu chuyện chân thật xảy ra vào triều Nguyên, bởi ảnh hưởng chấn động vào thời bấy giờ, vậy nên đã được ghi vào trong “Liệt Nữ truyện” giống như sử ký vậy.
Nhân vật chủ yếu trong vở ca kịch là một người con gái nhà nghèo vùng Sở Châu, tên là Đậu Nga. Mẹ nàng mất khi nàng còn nhỏ, cha nàng là Đậu Thiên Chương không có tiền trả nợ, lại vội lên kinh dự thi, không có tiền lộ phí, liền bán nàng cho 1 bà góa là Thái Bà làm con dâu nhỏ (tức là con dâu mua từ lúc nhỏ, khi lớn lên phải làm vợ con trai người mua).
Đậu Nga tới nhà họ Thái chưa được 2 năm, thì cậu con trai họ Thái bị bệnh mất, chỉ còn nàng và bà góa họ Thái sống nương tựa vào nhau. Trương Lư Nhi là 1 tên lưu manh ở Sở Châu, cùng với bố là Trương Lão Nhi thấy nhà họ Thái chỉ có 2 người phụ nữ, liền đến ở lỳ đó, rồi ép lão bà lấy Trương Lão Nhi. Thái Bà thế cô, đành ưng chịu. Trương Lư Nhi lại ép Đậu Nga thành thân với hắn. Đậu Nga cương quyết cự tuyệt và chửi rủa hắn thậm tệ. Trương Lư Nhi căm tức, liền nghĩ kế trả thù.
Mấy hôm sau, Thái Bà bị ốm, sai Đậu Nga nấu cháo. Trương Lưu Nhi lén bỏ thuốc độc vào trong bát cháo, rắp tâm giết chết Thái Bà rồi sẽ ép buộc Đậu Nga. Đậu Nga bưng cháo cho Thái Bà, bỗng Thái Bà thấy buồn nôn, không muốn ăn nữa và chuyển bát cháo cho Trương Lão Nhi ăn. Trương Lão Nhi trúng độc, lăn lộn dưới đất rồi tắt thở.
Trương Lư Nhi đã đổ tội đầu độc cho Đậu Nga, bắt nàng giải lên quan cai trị Sở Châu. Tri phủ Sở Châu là Đào Ngột, một viên quan nổi tiếng tham nhũng, nhận tiền đút lót của Trương Lư Nhi, bắt Đậu Nga ra thẩm vấn, ép nàng nhận tội đầu độc. Đậu Nga bị đánh đập chết đi sống lại, nhất định không chịu nhận tội. Đào Ngột biết Đậu Nga rất hiếu thuận với Thái Bà, liền đem Thái Bà ra đánh đập trước mắt Đậu Nga. Đậu Nga thương Thái Bà tuổi già, không chịu nổi cực hình, đành chịu nỗi oan mà nhận tội. Tên tham quan Đào Ngột đã đã dùng mọi thủ đoạn ép được cung, liền khép nàng vào tội chết, giải nàng ra pháp trường xử tử.
Trong vở kịch có một màn cảm động lòng người sâu sắc, Đậu Nga trước khi bị hành hình đã phát ra ba lời thề như đinh đóng cột với quan giám trảm: 1. Nếu tôi bị oan, thì “đao chém qua đầu một giọt máu nóng cũng sẽ không rơi xuống đất mà sẽ bắn lên trên dải lụa trắng kia”; 2. Nếu tôi bị oan, thì “sau khi thân chết, trời sẽ giáng tuyết dày ba thước, đắp lên thi thể tôi”; 3. Nếu như tôi bị oan, sau khi tôi chết thì “từ giờ trở đi, Sở Châu này sẽ hạn hán trong suốt 3 năm liền”.
Lời thề của Đậu Nga ngay sau đó đều đã ứng nghiệm: Máu bắn lên dải lụa trắng, tuyết rơi tháng 6, vùng Sở Châu đại hạn 3 năm.
Nhưng chuyện còn chưa kết thúc, chính là đã ứng với “oan có đầu nợ có chủ”. Thái thú Đào Ngột khi đó là vì đã nhận hối lộ rất lớn mới xét xử sai vụ án oan này, vậy nên Đậu Nga đời đời kiếp kiếp đều không buông tha ông ta.
Trước hết là sau khi thái thú Đào Ngột triều Nguyên chết đã phải vào địa ngục chịu cực hình bào cách (dùng sắt nung đỏ đốt da người) vô số lần; vào đời nhà Minh, nhà Thanh lại chuyển sinh thành súc sinh bị giết mấy trăm lần. Những điều này đều quá xa xôi và mơ hồ đối với chúng ta, điều thú vị và cảnh tỉnh người đời nhất chính là, vụ án oan này vẫn kéo dài mãi tận đến ngày hôm nay, Đậu Nga đòi món nợ với ông ta cũng kéo dài mãi đến tận ngày hôm nay. Đào Ngột cuối cùng cũng phải nhận lấy báo ứng đáng có trong dòng chảy luân hồi này.