Webtiengtrung sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vị vua Càn Long – vị vua bậc nhất Trung Hoa nhé !
Sơ lược
- Tên thật : Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, sinh ngày 13/08 Khang Hi thứ 50 (1711)
- Sinh ra tại Như Ý thất, Đông thư viện của Ung Thân vương phủ, ấn danh Nguyên Thọ.
- Con trai thứ tư Thanh Thế Tông Ung Chính Đế, mẹ là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị.
- Từ nhỏ, Hoằng Lịch có tiếng thông minh, học đâu nhớ đó.
- Năm Khang Hi thứ 60 (1721), Khang Hi nghe danh tiếng Hoằng Lịch bèn cho mời gặp. Sau khi gặp, Khang Hi rất thích Hoằng Lịch, lệnh đưa vào cung học vấn, sau đó còn cho đi theo mình đến Nhiệt Hà sơn trang. Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi.
- Khi Khang Hi qua đời (1722),Ung Thân vương đăng cơ, mà Hoằng Lịch vào những năm cuối, được Khang Hi sủng ái, nên vô hình chung đã khiến địa vị của Ung Chính trong cuộc tranh đoạt Hoàng vị suôn sẻ hơn. Đây có lẽ là lý do Ung Chính đã ngấm ngầm chọn Hoằng Lịch làm Trữ quân.
- Hoằng Lịch được phụ hoàng là Ung Chính Đế đánh giá cao. Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch nhiều công việc quan trọng từ khi Hoằng Lịch còn là hoàng tử.
- Theo mật chỉ do Ung Chính Đế công bố, ngay từ năm Ung Chính nguyên niên (1723), tháng 8, Ung Chính Đế chỉ định Hoàng tứ tử Hoằng Lịch chính thức trở thành Trữ quân. Sự giáo dục của Hoằng Lịch trở nên chú trọng hơn, nhanh chóng hiểu biết Mãn, Hán, Mông văn.
Giai đoạn ban hôn
- Năm 1727, ông được ban hôn cho Phú Sát thị, con gái Sáp Cáp Nhĩ tổng quản Lý Vinh Bảo.
- Đại hôn cử hành ở Tây Nhị sở trong Tử Cấm Thành. Năm thứ 8 (1730), con đích tử của Hoằng Lịch sinh, Ung Chính Đế ngự ban tên Vĩnh Liễn, còn đặc biệt đem Nhạc Thiện đường toàn tập ban chúc mừng.
Tham gia chính sự
- Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được gia phong Bảo Thân vương. Cùng năm này, Ung Chính Đế cho phép Hoằng Lịch tham gia nghị định đàn áp Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ và người Miêu ở Quý Châu.
- Việc tế lăng, tế Khổng, tế Quan,.. những việc tế tự trọng đại đều do Hoằng Lịch chủ trì.
=> Cho thấy tư cách kế vị của Hoằng Lịch đã rõ ràng hơn bao giờ hết.
Lên ngôi Vua
- Để tránh lặp lại một cuộc tranh giành quyền lực – điều vốn để lại vết nhơ trong con đường đến ngai vàng của mình, Ung Chính Đế đã viết sẵn tên người kế ngôi. đưa vào trong một chiếc hộp niêm phong cẩn thận được đặt phía sau tấm bảng Chính đại quang minh phía trên ngai vàng tại Càn Thanh Cung.
- Vào năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8, Ung Chính Đế qua đời. Nội thị lấy chỉ dụ đã được soạn sẵn, công bố trước triều đình nhà Thanh. Theo đó, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế thừa Hoàng đế vị.
- Ông được mệnh các đại thần phù trợ, bao gồm Trang Thân vương Dận Lộc, Quả Thân vương Dận Lễ, Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và đại thần Trương Đình Ngọc.
- Ngày 3/09, Hoằng Lịch lên ngôi ở điện Thái Hòa, năm sau là năm đầu niên hiệu Càn Long.
Những điều đặc biệt ở vua Càn Long
Càn Long là ông vua sống thọ nhất
Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, những hoàng đế tuổi thọ vượt quá 80 chỉ có 3 người:
Một là Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của Nam Bắc triều thọ 86 tuổi. Hai là nữ hoàng đế duy nhất Võ Tắc Thiên thọ 82 tuổi, và hoàng đế Càn Long thọ 89 tuổi
Vị vua sống xa hoa nhất Thanh triều
Càn Long cũng được biết tới là vị vua “chịu chơi” nhất triều Thanh.Ông hay tổ chức đại tiệc trong cung, cũng thường xuyên ra ngoài Tử Cấm Thành đi tìm thú vui ở những nơi có ca kĩ.
Mừng thọ 60 tuổi, quan lại trong nước và sứ thần nước ngoài tới dự. Cung đình rực rỡ,dùng lụa màu làm núi giả, dùng những tấm thiếc trắng để làm giả sóng biển.
Mừng thọ 80 tuổi, vua Càn Long tổ chức một buổi yến tiệc cho gần 6.000 người tham sự. Ước tính chi phí cho hai lần mừng đại thọ tốn đến mười triệu lạng bạc bấy giờ.
Từ Hàng Châu đến Bắc Kinh, vua cho xây dựng 36 hành cung, cứ cách một đoạn ngắn lại có một nhà nghỉ. Đoạn đường Càn Long đi qua đều phải trải thảm, che nắng bằng lụa.
Hoàng đế cai trị lâu nhất
Thực chất, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài 60 năm.
>> Xem thêm : Nhan sắc Á – Âu đẹp tuyệt trần của mỹ nhân Tân Cương