Nếu nhắc đến Gia Cát Lượng thì đa phần ai cũng biết ông là một nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Tư tưởng cũng như lối sống của ông cũng được nhiều người học theo. Tiêu biểu là 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng đã giúp ông nhìn ra những vị tướng trung thành thời bấy giờ.
Cùng webtiengtrung.comxem qua 7 cách nhìn người đó nhé.
Chí, biến, dũng, tính, liêm, tín là 7 yếu tố mà Gia Cát Lượng dùng để nhìn ra người tài.
1. Hỏi đúng – sai để xem chí hướng anh tài.
Gia Cát Lượng xem “chí” là yếu tốt tiên quyết để chọn một vị tướng tài. Dùng những câu hỏi mang tính đúng – sai để xem lập trường, suy nghĩ, thái độ của đối phương ra sao. Đặc biệt từ đó xem được chí hướng của người này như thế nào để dùng cho việc phù hợp.
Người làm tướng phải biết phân biệt đúng – sai, phải biết địch biết ta, có lập trường vững vàng nếu không sẽ dễ bị dụ dỗ trở thành kẻ phản nghịch.
2. Hỏi nhiều câu hỏi để đánh giá khả năng ứng biến của đối phương.
Đưa ra một vấn đề và đặt câu hỏi về vấn đề đó, tranh luận về vấn đề đó. Xem xét khả năng ứng biến của người đó có linh hoạt, thông minh hay không. Dồn họ vào đường cùng xem họ có khả năng chuyển bại thành thắng hay không. Nếu họ vượt qua chứng tỏ họ có tài ứng biến giỏi trong tư duy.
3. Đánh giá kiến thức của đối phương.
Dùng vốn hiểu biết của mình để trao đổi trò chuyện với đối phương. Qua những lời nói, những nhận định có thể đánh giá được kiến thức của đối phương xem họ có phải là người thông minh không.
Cách này có thể kết hợp dùng chung với cách 2 để tăng độ khó khăn.
4. Đưa ra những tình huống nguy cấp nhất để xem dũng khí của người tài.
Ở đây cách này là đưa ra những sự tình nguy khốn, khó giải quyết để tìm hiểu dũng khí và khả năng quyết đoán của đối phương. Điều này rất quan trọng đối với những người làm tướng, những người đứng đầu. Trong hoạn nạn có thể thấy được chân tình, gặp được khó khăn quẫn bách sẽ biết được dũng khí và quyết đoán của một người.
Đứng trước áp lực, khốn quẫn ở trước mặt, thách thức ở ngay trước mặt, sự tình biến hóa mới có thể nhìn thấy được dũng khí của một người.
5. Dùng rượu để xem tính cách của đối phương.
Người ta thường nói “rượu vào lời ra” hay “muốn biết tính cách thật của một người hãy chờ lúc họ say”. Có người sau khi uống rượu lải nhải mãi không thôi. Đối với người này đừng nên tiết lộ bí mật gì, đặc biệt là bí mật quốc gia đại sự, bí mật của công ty… Có người uống rượu xong lại không có đủ lực để khống chế bản thân, đánh mất lý trí, những người này đều là khó làm thành việc lớn.
6. Dùng tiền tài – công danh để xem tính liêm chính.
Một người quản lý ở công ty lớn chia sẻ rằng, khi dùng người hay cần chọn người thân tín, ông sẽ cho người đó nhiều cơ hội làm ở những chức vụ có thể chiếm được những món lợi nhỏ. Âm thầm xem xét sự thanh liêm của họ. Từ đó hiểu đúng về bản chất con người họ mà giao cho họ những trọng trách lớn hơn, những chức vị chủ chốt.
Một kẻ tham lam, không liêm chính dễ dàng bán nước, bán bí mật công ty.
7. Giao công việc và để họ tự hẹn khoảng thời gian hoàn thành để đánh giá uy tín của họ.
Muốn biết khả năng giữ chữ tín của một người đạt đến mức nào, đừng ngại dùng cách này. Hãy giao cho họ một công việc. Hãy để họ tự đưa ra khoảng thời gian sẽ hoàn thành công việc này. Sau cùng xem thời gian hoàn thành có đúng như thời gian đã hứa hay không. Nếu như họ giữ đúng thời gian như đã hứa thì họ là người biết giữ chữ tín. Ngược lại nếu như không đúng thời gian đã định thì thành tín của người này có vấn đề. Có thể một lần khó đánh giá, nhưng nhiều lần xảy ra thì phải nhìn nhận lại sự thành tín của người này.
>>Xem thêm: Top 5 ngôi sao võ thuật Trung Quốc