Tết Nguyên Tiêu của người Trung Quốc

Tết nguyên tiêu Trung Quốc cũng giống như ngày tết của Việt Nam, đây là một lễ hội vô cùng quan trọng trong năm. Hay còn được gọi là rằm tháng giêng, thời gian diễn ra lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước rằm) đến hết đêm 15 âm lịch (đêm trăng rằm) của tháng giêng. Hãy cùng trung tâm ngoại ngữ Newsky tìm hiểu về ngày lễ này nhé!

Nguồn gốc của Tết nguyên tiêu 

Ở Trung Quốc trước đây, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Lễ hội Trạng Nguyên. Nguyên nhân là vào ngày Tết này, nhà vua thường làm tiệc chiêu đãi các Trạng nguyên. Vua mời họ đến vườn Thượng Uyển để thưởng hoa, ngắm cảnh và làm thơ. Nguyên là Trạng Nguyên, Tiêu và đêm. Tết Nguyên Tiêu là đêm của trạng nguyên.

Nguồn gốc của tết Nguyên Tiêu thì có rất nhiều, nhưng nổi bật nhất là hai nguồn gốc sau:

Một lần, một con thiên nga từ trên trời bay xuống và bị giết bởi một thợ săn. Ngọc Hoàng biết được đã tức giận và sai Thiên Tướng ngày 15 tháng Giêng xuống đốt hết hạ giới. May mắn thay, một số vị thần trên bầu trời đã không đồng ý với quyết định của Ngọc Hoàng. Vì vậy, ông đã liều mình xuống trần gian để hiến kế cho chúng sinh. Nên vào ngày hôm đó, trong nhà treo lồng đèn và đốt pháo sáng để Ngọc Hoàng nghĩ rằng thế giới đã bị thiêu rụi. Nhờ đó, loài người đã được cứu khỏi tuyệt chủng.

Lại có một câu chuyện rằng: Vào thời vua Ngô, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu bị cấm không được thăm người thân vào ngày 15 tháng Giêng. Nàng định lao mình xuống giếng tự tử. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của nàng, Đông Phương Sốc đã nghĩ ra một kế để giúp đỡ. Ông tâu với vua rằng ngày 16 tháng Giêng, Thiên Đình sẽ sai Thần Lửa đến đốt phá Kinh thành. Để tránh tai họa này, người ta phải treo đèn lồng trước cửa nhà và ngoài đường vào ngày 15. Hoàng đế nhà Hán làm theo, ngày đó nhà nào cũng treo đèn lồng. Vì vậy, trong lúc mọi người mải mê xem đèn, Nguyên Tiêu đã trốn đi về nhà thăm cha mẹ.

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu 

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là ngày của sự đoàn viên, đoàn tụ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm và trò chuyện với nhau. Ở Việt Nam ngày này các gia đình thường đi chùa cầu bình an

Các phong tục của ngày Tết Nguyên Tiêu 

Ngày nay, Trung Quốc và các nước sử dụng tiếng Trung thường có các hoạt động truyền thống. Như thả đèn hoa đăng; trình diễn múa lân, múa rồng, múa sư; lên chùa cầu mong một năm an lành, may mắn và nhiều tài lộc; giải câu đố trên lồng đèn; ngâm thơ, đối liễn…

Lễ hội đèn lồng từ lâu đã trở thành cơ hội tốt để các “mỹ nam, mỹ nữ” độc thân gặp gỡ nhau. Thời phong kiến, con gái không được tự do ra bên ngoài dạo chơi, họ chỉ được đi chơi cùng nhau trong những dịp lễ hội. Vì vậy có thể nói Lễ hội đèn lồng là ngày lễ tình nhân của Trung Quốc.

Món ăn của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Tiêu 

Trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Trung Quốc có những tập tục ăn các món: bánh trôi nước, rau xà lách, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch…

Ngày nay, tết nguyên tiêu vẫn là một ngày tết cổ truyền quan trọng của người dân Trung Quốc, đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.

Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ này ! Ngoài ra Trung tâm ngoại ngữ NewSky còn có các khóa học tiếng Trung từ cơ bản đến nâng cao. Liên hệ ngay đến Hotline 090 999 0130 – (028) 6277 6727 để được tư vấn chi tiết. 

 

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?