Hoàng Hạc Lâu một trong tứ đại danh lâu nổi tiếng Trung Hoa từ lâu nơi đây đã nổi tiếng là kiệt tác nghệ thuật cổ kính mà thơ mộng bậc nhất Trung Quốc, hàng năm nơi đây thu hút đông đảo lượng du khách trong nước và quốc tế đến thăm. Nhà thơ Thôi Hiệu thời đường cũng có một bài thơ rất hay cùng tên với địa danh này. Hoàng Hạc Lâu là một ngôi tháp có truyền thống lâu đời, được dựng trên vực đá Hoàng Hạc của đồi Xà Sơn, bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc
Một vài thông tin về Thành Phố Vũ Hán
Đây là thành phố đông dân nhất ở miền Trung Trung Quốc. Thành phố nằm ở ngã ba sông Dương Tử và sông Hán (Hán Thủy). Là trung tâm vận tải chính với hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ và đường cao tốc nối với các thành phố lớn trong Trung Quốc đại lục. Cũng là Khu vực tập trung nhiều kì quan, danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước Trung Hoa.
Tên gọi Hoàng Hạc Lâu
Tên gọi “Hoàng Hạc Lâu” bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian của người Trung Quốc thời xưa. Chuyện kể Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn” để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Từ đó, người đời sau lưu truyền rằng vì say đắm với cảnh vật tuyệt mỹ nơi đây tiên nhân cưỡi hạc vàng đã xây lên một tháp lầu để thường xuyên lui tới.
Kiến trúc rất độc đáo của Hoàng Hạc Lâu
Hoàng Hạc Lâu có 5 tầng, chiều cao là 51,4m, ngói màu vàng, trụ đỏ, mái hiên được uốn cong ví như đôi cánh hạc vậy. Hoàng Hạc Lâu là một quần thể kiến trúc bằng gỗ, có 3 tầng. Tất cả các cột trụ, vòm mái đều được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Trải qua nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc, bị chiến tranh phá hoại, thiên nhiên tàn phá, sau 12 lần tái xây dựng, trùng tu, nơi đây trở nên mang đậm tinh hoa kiến trúc pha trộn độc đáo qua các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…
Mỗi lần trùng tu, lầu lại cao lên thêm một chút, kiến trúc lại gần hơn hiện đại hơn một chút. Với tuổi thọ gần 1,800 tuổi, Hoàng Hạc Lâu trở thành một trong ba công trình lầu tháp cổ nhất tại Trung Hoa. Ngoài ra, sự uốn cong mượt mà của các mái hiên làm cho ngôi lầu tháp như chắp thêm đôi cánh hạc, uyển chuyển giữa tầng không, làm cho cảnh vật nơi đây nên thơ và tráng lệ. Thắng cảnh này cũng xứng đáng được nhiều thi nhân hết lời khen ngợi.
>> Xem thêm: Top 5 bí ẩn cổ đại Trung Quốc
>> Xem thêm: Những nơi xứng danh là xứ trà ở Trung Quốc
Hoàng Hạc Lâu gắn liền với thơ văn
Lầu Hoàng Hạc được xem như một nơi phong cảnh hữu tình, là nơi giao lưu của rất nhiều văn nhân, thi sĩ Trung Hoa từ thời Đường. Họ đến đây, ngồi trong tháp lầu, ngắm bao quát cảnh đẹp, thưởng rượu, mượn cảnh làm đề tài, tạo ra vô vàng bài thơi hay. Nhiều tác phẩm thi ca cũng từ đó mà được ra đời, lưu truyền đến mãi mãi nhiều đời sau. Các nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa xưa đều có tác phẩm viết về Hoàng Hạc Lâu, ví như: Thôi Hiệu – bài Hoàng Hạc lâu và Lý Bạch – bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng.
Webtiengtrung đã nỗ lực tìm hiểu để các bạn có được cái nhìn rõ nhất về “Hoàng hạc lâu” nơi chúng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, đại điện cho văn hóa Trung Quốc. Nếu có dịp ghé thăm thành phố Vũ Hán, các bạn đừng quên ghé thăm Hoàng Hạc lâu để một lần được đắm chìm vào không gian huyền thoại của tháp lầu này nhé.