Tử Cấm Thành là nơi di tích lịch sử nổi tiếng của thế hậu cung phong kiến Trung Quốc. Đi kèm theo đó là những câu chuyện bí ẩn mà thế hệ sau khó lí giải được. Hôm nay hãy cùng webtiengtrung khám phá Những điều “thú vị” ở Tử Cấm Thành nhé!
Tử Cấm Thành có 9999 căn phòng nhưng có một nơi khách du lịch tuyệt đối không được đặt chân tới
Dù rằng hiện tại Tử Cấm Thành đã công khai mở cửa cho du khách tới tham quan, thế nhưng tại đây vẫn có một số nơi không cho phép khách du lịch đặt chân tới và Vũ Hoa Các là một trong số những khu vực “đặc biệt” này.
Theo Sohu, vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng sống trong Tử Cấm Thành. Ông đã tiết lộ những lý do khiến Vũ Hoa Các không mở cửa đón khách sau:
- Nơi đây cất giữ những văn vật quí báu với giá trị cao “ngất ngưỡng”.
Theo một chyên gia, Vì Vũ Hoa Các từng là cung điện của vua chúa, vì thế bên trong được đặt rất nhiều những vật phẩm quý giá. Chính vì vậy không thể để cho khách du lịch vào tham quan nơi này.
- Vũ Hoa Các có một tượng phật “song thân” hay còn gọi là “song tu”.
Những vị vua thời Thanh khi thành hôn đều phải đến Vũ Hoa Các “xem” tượng này để tìm hiểu về chuyện “vợ chồng”. Xét về mặt thuần phong mỹ tục thì bức tượng này không phù hợp để trưng bày công khai. Do đó Vũ Hoa Các từ xưa tới nay không mở cửa công khai cho khách vào tham quan.
Tử Cấm Thành “bất tử” trước 200 trận động đất, chịu 2 tỷ tấn thuốc nổ vẫn sừng sững?
Xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành năm 1420. Trong 600 năm qua, cung điện này đã phải trải qua hơn 200 trận động đất, bao gồm trận động đất Đường Sơn 1976 lịch sử 9,5 độ richter được coi là mạnh nhất trong thế kỷ 20, tương đương sức tàn phá của 2 tỷ tấn thuốc nổ TNT. Bên cạnh còn có những trận thiên tai lớn nhỏ. Nhưng sau tất cả Tử Cấm Thành vẫn nguyên vẹn. Tại sao người Trung Quốc thời xưa lại xây được một công trình kiên cố đến như vậy?
Theo các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư. Người Trung Quốc thời xưa đã sử dụng một loại hình cấu trúc gọi là đấu củng. Đây là kiểu cấu trúc được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) . Được cắt gọt sao cho khi chồng lên chúng sẽ đan cài vào nhau tạo thành một khối thống nhất. Mà không cần đinh ốc hay keo để nối với nhau ,chỉ cần lắp đặt đúng khuôn là ăn khớp.
Nguyên lý của nó là kỹ thuật chồng rường. Kỹ thuật này đã được làm thí nghiệm và thử bật máy rung lắc động đất lên đến 10.1 độ richter. Mà vẫn không hề hấn gì.
“Bảo vật” trên cổng Tử Cấm Thành : Hậu thế không ai chạm vào
Có lẽ những ai đã coi qua những bộ phim sẽ thấy ở cổng của Tử Cấm Thành có xuất hiện những nốt “lồi” ra ngoài. Chẳng hạn như trong bộ phim nổi tiếng “The karate kid” năm 2010 có xuất hiện cảnh cậu nam chính và nữ chính đã chạm tay vào những nốt “lồi” nãy. Cùng tìm hiểu xem chúng có ý nghĩa như thế nào nhé!
Người xưa gọi đây là “đinh cửa”.Vốn dĩ cây đinh cửa chỉ là một vật dụng rất bình thường. Là biểu tượng của người dân lao động xưa. Sau đó, vào thời nhà Thanh, chiếc đinh này được mang một ý nghĩa khác. Chúng trở thành biểu tượng của “đẳng cấp phong kiến”. Hoàng đế của triều đại nhà Thanh coi chiếc đinh này là biểu tượng của quyền uy và xây dựng các quy định về việc sử dụng đinh cửa.
Trong qua niệm của dân gian, những chiếc đinh cửa trên Tử Cấm Thành còn đặc biệt hơn vì chúng mang khí tức của đế vương, có tác dụng trừ tà ma.
Trong ghi chép của một số văn nhân thời nhà Thanh có nhắc: Trong lễ hội đèn lồng hàng năm, người dân sẽ tập trung ở cổng cung điện để chạm vào đinh trên cửa Tử Cấm Thành với mục đích cầu may mắn, xua đuổi vận xui.
Đây là dịp duy nhất Hoàng đế cho phép người dân chạm vào đinh cửa nên thậm chí có người từ ngàn dặm chỉ để được sờ đinh trên cổng Tử Cấm Thành.
NGÀY NAY KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP CHẠM ĐẾN
Do công trình đã trải qua hơn 600 trăm năm gắn bó sự đổi thay Tử Cấm Thành. Nay chúng đã là di tích văn hóa cấp quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt. Vì vậy khách du lịch không còn được chạm như khi trước. Và với số lượng đông đúc của khách du lịch chạm vào sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công trình. Những người quản lí Tử Cấm Thành đã bảo vệ những chiếc đinh này bằng một tấm kính che. Từ đó, mọi người không thể nào chạm tới đinh cửa nữa.
>> Xem thêm: Tử cấm Thành biểu tượng đặc sắc của Bắc Kinh