Các món ăn truyền thống Trung Quốc.

Trung Quốc là đất nước văn hóa truyền thống, có nhiều đặc sắc về ẩm thực. Do đó mỗi lễ hội đều sẽ có những món đặc  trưng riêng. Vậy Các món ăn truyền thống Trung Quốc sẽ gồm những gì?

Món ăn truyền thống ngày Mùng 8 tháng chạp.

Người Trung Quốc thường ăn 腊八粥 /làbāzhōu/: cháo mồng 8 tháng chạp. Cháo nấu thành từ nếp, đậu, và các loại quả khô như táo, hạt dẻ, hạt sen…. Bắt nguồn từ Phật giáo, tương truyền Đức Thích Ca Mâu Ni đắc Đạo vào ngày này. Cho nên chùa chiền nấu cháo cúng Phật. Về sau trong dân gian lưu truyền mãi thành tục lệ.

cac mon an truyen thong trung hoa

Món ăn truyền thống mừng thọ, sinh thần.

  • 鸡蛋 /jī dàn/: trứng gà. Tượng trưng cho vận may càng này càng tốt.
  • 寿桃 /Shòutáo/: đào thọ. Tượng trưng cho sự trường thọ.
  • 长寿面 /cháng Shòu miàn/: mì trường thọ. Mì được làm chỉ từ một sợi mì kéo dài thật dài. Khi ăn phải ăn một hơi  hết sợi mì, không được làm đứt sợi mì. Vì như thế có thể sẽ có điều không may xảy ra. Điều này với  mong  muốn sống khỏe mạnh, dài lâu.cac mon an truyen thong trung hoa

Món ăn ngày Tết Hàn Thực.

Tết Hàn Thực người Trung Quốc thường kiêng không sử dụng lửa. Do đó, họ chỉ ăn đồ nguội hoặc thức ăn đã được chế biến sẵn như:

  • 馒头/ mán·tou/: màn thầu
  • /zhōu/: cháo
  • 糕点 /gāodiǎn/:bánh ngọt
  • 凉菜 /liángcài/: rau trộn thức ăn nguội

Món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên Tiêu.

汤圆 /tāngyuán/: bánh trôi.

Trong tiếng Trung 汤圆 /tāngyuán/: bánh trôi và từ 团圆 /tuányuán/: đoàn viên, đoàn tụ. Chúng có âm đọc gần giống nhau.

 

Vào tết Nguyên Tiêu ăn bánh trôi tượng trưng cho cả nhà đoàn viên, hòa thuận hạnh phúc. Mọi người cùng gắm những mong ước tốt đẹp về cuộc sống tương lai.

Món ăn ngày Tết Thanh Minh.

鸡蛋 /jī dàn/: trứng gà. Người Trung Quốc gửi gắm sự kính nể và tôn sùng của con người đối với sinh mệnh và sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.

Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ.

粽子 /zòngzi/: bánh ú.

Vào Tết Đoan Ngọ mọi người đều ăn bánh ú để tưởng nhớ Khuất Nguyên- một nhà thơ vĩ đại của Trung Quốc.  

cac mon an truyen thong trung hoa

Tương truyền, vào năm 340 trước Công nguyên, ở nước Sở có 1 nhà thơ yêu nước tên là Khuất Nguyên. Trước nỗi đau mất nước, vào ngày mùng 5 tháng 5 ông đã ôm một tảng đá lớn gieo mình xuống dòng sông Cốt La.

Món ăn ngày Tết trùng dương.

Tết trùng dương còn gọi là Tết trùng cửu, vào ngày này mọi người thường ăn:

  • 花糕 /huā gāo/: bánh hoa

Và uống:

  • 菊花酒 /júhuā jiǔ/: rượu hoa cúc.

cac mon an truyen thong trung hoa

Do 糕 /gāo/: bánh và 高/gāo/: cao đồng âm với nhau. Chúng lại bao hàm nghĩa từng bước thăng tiến, tương đối may mắn.

Còn về phần rượu hoa cúc, /jiǔ/: rượu và /jiǔ/: dài lâu, bền lâu đồng âm với nhau, từ đó sinh ra ngày tết Trùng Dương mọi người uống rượu hoa cúc, mang hàm ý trường thọ bất lão.

Món ăn ngày Tết âm lịch.

Tết âm lịch là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Trung Quốc. Người Trung Quốc đón Tết âm lịch nhà nhà đều tổ chức các hoạt động đón năm mới.

年糕 /nián gāo/ hay còn gọi là 黏糕: Bánh Tổ

 

Bánh dùng bột gạo nếp và bột hạt kê làm thành, ngụ ý sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Bánh tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình.

Cơm tất niên.

Vào đêm giao thừa người Trung Quốc sẽ một nhà đoàn viên cùng nhau ăn bữa cơm tất niên. Các thành viên trong gia đình không phân già trẻ lớn bé đều cùng nhau ăn cơm, những thành viên ở nhà nhất định phải đợi đến khi cả nhà đến đông đủ mới có thể đụng đũa, và cũng phải chuẩn bị bát đũa cho cả những thành viên chưa thể về nhà, để tượng trưng cho gia đình đoàn viên.  

饺子 /jiǎo·zi/: Bánh chẻo

Hầu hết các gia đình người Trung Quốc ở miền bắc vào mùng 1 tháng Giêng đều ăn bánh chẻo. Ăn bánh chẻo với ý nghĩa đón thêm một tuổi mới. Phong tục này bắt đầu từ đầu thời nhà Minh 

>>Xem thêm: Khổng Tử và đạo làm người.

Tự tin thành thạo tiếng Trung với khóa học online. Chỉ từ 399k/khóa.

Bạn cần Tư Vấn học tiếng Trung?