Có thể các bạn đã biết, Trung Quốc là một trong những đất nước sở hữu nền diện tích vô cùng rộng lớn. Đồng thời, Trung Quốc là nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Không chỉ vậy, quốc gia này còn có dân số đông nhất so với thế giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc cho thấy, tính đến đầu năm 2019 thì Trung Quốc có trên 1.420.800.000 dân số thuộc nhiêu người dân tộc khác nhau. Vậy Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc? Đâu là nhóm dân tộc thiểu số phổ biến tại Trung Quốc? Tất cả những thắc mắc về dân tộc tại Trung Quốc sẽ được giải đáp qua bài dưới đây nhé!
TÌM HIỂU TRUNG QUỐC CÓ NHỮNG DÂN TỘC NÀO
Hiện nay, Trung Quốc có 56 dân tộc do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận. Đồng thời cũng có vài trăm nghìn người vẫn chưa được xác định thuộc nhóm dân tộc nào. Trong đó thì dân tộc Hán vẫn là dân tộc đông dân nhất của Trung Quốc, dân tộc Hán chiếm khoảng 91,59%. Còn các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 6%, phần trăm còn lại chính là các nhóm dân tộc vẫn chưa được xác định. Dựa vào số lượng người, các dân tộc thiểu số thì Trung Quốc chia thành các nhóm người như sau:
- Nhóm dân tộc trên 1 triệu dân : Hán, Choang,Mãn Châu, H’Mông, Duy Ngô Nhĩ, Tạng, Bố Y, Đồng Dao, Hà Nhì, Thổ Gia,…
- Nhóm dân tộc từ 100 ngàn – 1 triệu người : Kha Nhĩ Khắc Tư, Mục Lão, Thổ, Thủy, Cao Sơn, Đạt Oát Nhĩ, Tích Bá, Khương, Nha Nhĩ Khắc Tư,…
- Nhóm dân tộc dưới 100 ngàn người : Ô Tư Biệt Khắc, Đúc Ngang, Ngạc Ôn Khắc, Phổ Mễ, Môn Ba, Cơ Nặc, Nộ, Kinh,…
Theo lịch sử của Trung Quốc thì trước kia vốn có nhiều dân tộc hơn, tuy nhiên họ thường chung sống với người Hán nên cũng được xem là người Hán. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống họ vẫn còn giữ nguyên ngôn ngữ, tập quán riêng của dân tộc mình.
DÂN TỘC NÀO ĐƯỢC XEM LÀ DÂN TỘC CHIẾM THÀNH PHẦN CHỦ CHỐT TẠI TRUNG QUỐC
Dân tộc Hán chiếm đại đa số tại Trung Quốc. Người Hán là dân tộc sở hữu số người dân lớn nhất tại Trung Quốc. Theo thống kê cho thấy thì người Hán chiếm khoảng 92% trong tổng dân số của quốc gia này. Trong khi các dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm khoảng từ 8,3 % trên toàn dân số cả nước
Người hán hiện phân bố tập trung ở Trung Quốc đại lục với 92% tổng dân số thì có đến 1,2 tỷ người Hán đã sống tại nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tại đất nước này thì người Hán cũng được xem là dân tộc chiếm đa số tại đa dạng các khu tự trị, ngoại trừ tại khu tự trị tại Tây Tạng, Tân Cương. Có khoảng 95% dân Hồng Kông là người Hán, đặc biệt tại Ma Cao là 96%.
TOP NHỮNG DÂN TỘC TIỂU SỐ TẠI TRUNG QUỐC
Hầu hết dân tộc thiểu số phổ biến tại Trung Quốc thì sống tại những vùng nông thôn hoặc những vùng thiên nhiên cực đẹp, họ có những nét văn hóa độc đáo mang riêng bản sắc dân tộc. Cho nên những nơi này rất thu hút khách du lịch đến để khám phá và trải nghiệm về những nét văn hóa mới, những thứ họ chưa từng tiếp xúc qua.
Dân tộc Mãn Châu
Dân tộc Mãn chủ yếu phân bố tại ba tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, cư trú đông nhất tại tỉnh Liêu Ninh. Trong 55 dân tộc thiểu số Trung Quốc, số dân của dân tộc Mãn đứng thứ hai chỉ sau dân tộc Choang. Dân tộc Mãn có lịch sử lâu đời, có thể truy nguồn đến người Túc Thận cách đây hơn hai nghìn năm, Mạt Hạt Hắc Thủy là tổ tiên trực hệ của dân tộc Mãn, sau đó phát triển thành Nữ Chân. Sau cách mạng Tân Hợi năm 1911, dân tộc Mãn Châu đổi tên là dân tộc Mãn.
Ngày tết truyền thống chủ yếu có Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Mồng 2-2, Tết Đoan Ngọ và Tết Trung thu. Trong thời gian ngày tết thường tổ chức hoạt động thể thao truyền thống như “Bóng ngọc trai”, nhảy ngựa, nhảy lạc đà và trượt băng… Tết Ban Kim là ngày “Chào mừng dân tộc” của dân tộc Mãn. Tháng 10 năm 1989, chính thức quy định ngày 3/12 hàng năm là “Tết Ban kim”.
Dân tộc Choang
Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây; châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.
Dân tộc Miêu
Nhóm dân tộc người Miao nổi tiếng với văn hóa và kiến trúc vô cùng đặc sắc. Nhóm dân tộc Miao bao gồm 10 triệu người ở Trung Quốc, họ thường sinh sống quanh khu vực Quý Châu, nơi hiện có khoảng 4 triệu người sinh sống.
Người Miao là dân tộc được đánh giá là khá thú vị. Dân tộc Miao thích bạc hơn và họ thường sử dụng bạc để làm trang sức hơn là vàng. Phụ nữ người Miao sẽ mặc những bộ quần áo và đồ trang sức bằng bạc. Dân tộc Miao sở hữu phong cách âm nhạc cũng như phong cách kiến trúc cực kỳ đặc biệt. Do đó, dân tộc Miao cũng được nhiều người du lịch đến khám phá và trải nghiệm.
Người Mông Cổ
Nhóm dân tộc người Mông Cổ được biết đến với việc chinh phục phần lớn lục địa của Châu Á và Châu Âu. Họ đã thành lập một đế chế rộng lớn cách đây khoảng 1000 năm. Đế chế Nguyên Mông Cổ đã kéo dài khoảng 100 năm cho đến những năm 1368.
Hiện nay, khoảng 6 triệu người Mông Cổ vẫn ở Trung Quốc với các tỉnh Nội Mông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hà Bắc, Thanh Hải và Tân Cương. Người Mông Cổ thường thích ăn các món thịt, đấu vật và cưỡi ngựa. Tất cả những sự kiện thể thao mùa hè Naadam vào hằng năm của họ đều là những địa điểm nổi bật và thu hút khách du lịch.
Dân tộc Lê
Dân tộc Lê cư trú tại thị trấn Thông Thập đảo Hải Nam, theo khảo chứng, dân tộc Lê bắt nguồn từ một nhánh tộc của dân tộc “Bách Việt” cổ. Cách đây 4.000 – 5.000 năm, tổ tiên dân tộc Lê đã sinh con đẻ cái trên đảo Hải Nam, trở thành cư dân sớm nhất trên đảo.
Ngày tết truyền thống của dân tộc Lê có Tết Nguyên đán và “Mồng 3-3”. Đa số ngày lễ tết của dân tộc Lê giống với dân tộc Hán, chẳng hạn như Tết Nguyên đán, phong tục đón tết cơ bản như dân tộc Hán. “Mồng 3-3”, ngày tết âm lịch hàng năm độc đáo của dân tộc Lê bắt nguồn từ một truyền thuyết về sinh sôi con cháu của tổ tiên dân tộc Lê.
Người Hồi
Nhóm dân tộc Hồi được biết đến là dân tộc thiểu số phân bổ rộng rãi nhất của nước Trung Quốc. những người này thường được phân biệt bởi sắc tộc Hồi giáo với số lượng người lên tới khoảng 11 triệu người. Người Hui thường sinh sống tại khu tự trị người hui Ninh Hạ tại Tây Bắc của Trung Quốc. Đặc biệt, ở nhiều thành phổ cùng với làng mạch ở các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải, Hà Bắc, Hà Nam, Tân Cương, Vân Nam, Sơn Đông và Tứ Xuyên.
Mặc dù dân tộc đều là người theo Hồi giáo, tuy nhiên họ giống như những người Hàn về mặt văn hóa. Họ không có ngôn ngữ riêng cho mình, đồng thời hầu hết thì họ sẽ không giữ phong tục Hồi giáo. Dân tộc Hui được biết đến trên khắp toàn Trung Quốc với đa dạng các nhà hàng mì Lan Châu nổi tiếng.
Một số nhóm phổ biến khác tại Trung Quốc
- Dân tộc Dai:Dân tộc này sống ở vùng đất thấp nhiệt đới, đồng thời có mối quan hệ họ hàng gần gũi với người Thái và chủ yếu ở Vân Nam.
- Dân tộc Bai:Đây chính là dân tộc cực kỳ nổi tiếng về sự tinh tế trong lĩnh vực kinh doanh và văn hóa, chủ yếu sinh sống tại Vân Nam.
- Dân tộc Hani:Dân tộc này sở hữu thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp và trà chất lượng nhất, chủ yếu sinh sống tại Vân Nam.
- Dân tộc Kazak:Dân tộc này chính là nhóm người có nguồn gốc từ người Thổ Nhĩ Kỳ, chăn gia súc du mục, đồng thời đây là hàng xóm với người Uyghur.
- Dân tộc Qiang:Đây chính là dân tộc người miền núi sở hữu nguồn gốc bí ẩn nhất. Đặc biệt dân tộc này còn có kiến trúc Trung Á, chủ yếu là ở Tứ Xuyên.
Trên đây là một vài thông tin hữu ích cho các bạn đọc hữu nhằm hiểu hơn về phong tục của từng vùng miền tại Trung Quốc do trung tâm ngoại ngữ NewSky nghiên cứu và tìm hiểu. Chúc các bạn đọc hữu một ngày tốt lành và có nhiều kiến thức hơn.