Ngày lễ Thất tịch của Trung Quốc hay còn gọi là ngày Valentine Đông Á được diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết Trung Quốc, mỗi năm cứ vào ngày này Ngưu Lang Chức Nữ sẽ được gặp nhau bên cây cầu Ô Thước.
Tại Hàn Quốc
Thất tịch được gọi bằng cái tên là lễ Chilseok.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản cũng có lễ Tanabata để kỉ niệm ngày lễ hội này, nhưng là vào 7/7 dương lịch.
Trung Quốc
Thất Tịch chính là một ngày lễ truyền thống trong văn hóa của các nước Phương Đông. Ở Trung Quốc ngày lễ này còn được gọi với các tên khác như:
Khất Xảo Tiết: Hay còn được xem là lễ hội để thể hiện tài năng.
Thất Thư Đản : Có nguồn gốc từ sinh nhật người chị thứ bảy trong truyền thuyết
Xảo Tịch: Đây là ngày mà các đôi nam nữ thường tặng nhau những chuỗi hạt bằng Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu. Do vậy lễ Xảo Tịch là một ngày hội mà nam nữ thể hiện tình yêu đôi lứa và tình cảm của mình cho một nửa kia.
Ý NGHĨA CỦA NGÀY LỄ THẤT TỊCH?
Có thể chúng ta đã từng nghe qua truyền thuyết Ngưu Lang – Chức Nữ. Đây là một cặp tình nhân yêu nhau say đắm nhưng phạm phải luật trời nên phải chia xa. Mỗi năm, vào ngày 7/7 âm lịch cả hai sẽ được gặp nhau tại cầu Ô Thước
Tại đây, những giọt nước mắt vui mừng và sự nhớ nhung cả hai khi gặp lại nhau sẽ rơi xuống trần gian và hóa thành những cơn mưa rả rích, thường được gọi là mưa ngâu.
PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀO NGÀY LỄ THẤT TỊCH
Xâu kim
Hay còn được gọi là “Khất xảo” có nghĩa là cầu sự khéo tay vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, các cô gái sẽ đứng dưới ánh trăng sáng, cùng nhau thi xâu chỉ ngũ sắc qua 7 lỗ kim sắp cùng một hàng để thể hiện sự khéo tay
Bái tế Chức Nữ
Nghi lễ này chỉ có các thiếu ngữ và phụ nữ chưa chồng tham gia. Buổi lễ sẽ được diễn ra theo nghi thức sau: Dưới ánh trăng bày một chiếc bàn, trên bàn có trà, rượu, trái cây và năm loại quả và hạt mà Trung Quốc gọi là Ngũ Tử (Nhãn, táo tàu, hạt dẻ, lạc, hạt dưa); còn có hoa tươi, giấy đỏ, bát hương.
Các cô gái này đều tắm gội sạch sẽ trước khi bái tế, đúng giờ hẹn có mặt tại nhà người chủ lễ. Sau khi thắp hương, họ sẽ ngồi xuống quanh bàn, vừa ăn các thức trên bàn vừa hướng về phía vì sao Chức Nữ thầm khấn niệm tâm nguyện.
Gội đầu
Đây là một phong tục đặc biệt của người phụ nhữ Trung Quốc. Người xưa cho rằng, lấy nước từ sông suối vào ngày này giống như lấy nước từ dải Ngân Hà, nước mang theo sức mạnh thần bí có thể rửa sạch tất cả bụi trần
Ăn “Xảo quả”
Xảo quả còn được gọi theo tên gọi khác là ” khất xảo quả” loại quả này là món ăn nổi tiếng. Đây không chỉ là một món ăn mà người xưa có phong tục tặng xảo quả cho người mình thương vào ngày lễ này đồng nghĩa với lời tỏ tình ngọt ngào nhất. Tuy nhiên vẫn còn các món ăn khác như : xảo tô, gà, giá và 1 món không thể thiếu đó là chè đậu đỏ.
Ngoài ra webtiengtrung gửi đến các bạn một số câu thành ngữ ngày lễ thất tịch :
情有独钟 /Qíngyǒudúzhōng/ tình yêu duy nhất |
郎才女貌 /Lángcáinǚmào/ trai tài gái sắc |
永结同心 /Yǒngjiétóngxīn/ vĩnh kết đồng tâm |
百年好合 /Bǎiniánhǎohé/ trăm năm hòa hợp |
天长地久 /Tiānchángdìjiǔ/ thiên trường địa cửu |
一日不见,如隔三秋 /Yīrìbùjiàn, rúgésānqiū/ 1 ngày không gặp như cách 3 mùa thu |
两情相悦 /liǎng qíng xiāng yuè/ Lưỡng tình tương duyệt |
Ngày lễ thất tịch ở Trung Quốc các đôi tình nhân thường dành tặng cho nhau những món quà hoặc gửi hồng bao liên quan tới những con số 520 (我爱你 – Anh yêu em), 9420 (就是爱你 – chính là yêu em) hoặc 25251325 (爱我爱我一生爱我 – Yêu em yêu em, một đời yêu em)… để bày tỏ tình yêu với đối phương.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn trau dồi và hiểu rõ hơn về ngày lễ Thất Tịch . Ngoài ra Trung tâm ngoại ngữ NewSky còn có các khóa học tiếng Trung từ cơ bản đến nâng cao tại đây.